Trưởng lão Thích Thông Lạc: Cuộc Đời và Đạo Nghiệp

15 February 2017 | NXB Hồng Đức, Trưởng lão Thích Thông Lạc: Cuộc đời và Đạo nghiệp, Phật tử Nguyên thủy-Tu viện Chơn Như, 2017

ttl
28/05/1928 – 02/01/2013

LỜI NÓI ĐẦU

* Cây lúa trĩu bông là cây lúa cúi đầu thấp nhất.
Nền đạo đức nhân bản-nhân quả:
  1. Sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh;
  2. Không có thế giới siêu hình;
  3. Thiện-ác, lành-dữ, phúc-họa đều do những hành động gốc của con người tạo ra từ ý, miệng, thân.
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG TU HỌC CỦA NGƯỜI CƯ SĨ
 Thọ tam quy ngũ giới
  • Tam quy:
    • Phật;
    • Pháp;
    • Tăng
  • Ngũ giới:
    • Không sát sinh
    • Không tham lam
    • Sống chung thủy
    • Không nói dối
    • Không rượu chè nghiện ngập
 Thọ Bát quan trai giới
  • Tám đức hạnh:
    • Đức hiếu sinh
    • Đức buông xả không tham lam
    • Đức chung thủy
    • Đức thành thật
    • Đức minh mẫn
    • Đức thanh bần và trầm lặng độc cư
    • Đức ly dục
  • Bốn định:
    • Định Chánh Niệm Tĩnh Giác
    • Định Niệm Hơi Thở
    • Định Vô Lậu
    • Định Sáng Suốt
MƯỜI HAI CỬA VÀO ĐẠO
(Thập Nhị Môn Đồ Trận)
Bốn cửa phá được:
  • Cửa Vô Minh. Vào Cửa Vô Minh thì phải học giới luật đức hạnh, lý nhân quả, lý các pháp vô thường. Đó là triển khai Tri Kiến Giải Thoát.
  • Cửa Lục Nhập. Vào Cửa Lục Nhập thì phải phòng hộ sáu căn, sống Độc Cư.
  • Cửa Thọ. Vào Cửa Thọ thì phải tu tập Định Niệm Hơi Thở, tu tập 19 đề mục.
  • Cửa Sinh. Vào Cửa Sinh thì phải xuất gia, buông xả hết, chỉ còn sống ba y một bát, Thiểu Dục Tri Túc.

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO

37 phẩm trợ đạo là những giáo trình tu học làm sáng tỏ cho sự hiểu biết và sự thực hành để chúng ta thực hiện chương trình Bát Chánh Đạo dễ dàng hơn, không có mệt nhọc mà kết quả giải thoát rất cụ thể.
DỰNG LẠI CHÁNH PHÁP CỦA NHƯ LAI

Tứ Diệu Đế:

  • Khổ đế: Sinh khổ, Già khổ, Bệnh khổ, Chết khổ
  • Tập đế: nguyên nhân của mọi sự đau khổ
  • Diệt đế: trạng thái hân hoan, thanh thản, an lạc, vô sự..
  • Đạo đế: Muốn thoát khỏi khổ đau thì phải tu học chương trình giáo dục đào tạo tám bậc học từ thấp đến cao gọi là Bát Chánh Đạo: Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
(1) Chánh Kiến
Chánh Kiến
có nghĩa là thấy, nghe, hay biết một cách ngay thẳng, công minh, chánh trực, rõ ràng, cụ thể, không chủ quan, sự vật như thế nào thì thấy nghe, hiểu biết như thế nấy, không sống trong tưởng tri, trừu tượng, mê tín, không dựa bên này, không dựa bên kia, không lấy trắng làm đen, không lấy đen làm trắng, không lấy tốt làm xấu, không lấy xấu làm tốt, không lấy dở làm hay, không lấy hay làm dở, không lấy trái làm phải, không lấy phải làm trái. Sự nhận biết không bị ảnh hưởng bởi tập quán, thành kiến, dục vọng.
Chánh Kiến có hai giai đoạn tu tập:
  1. Giai đoạn học tập chánh kiến để loại trừ tà kiến
  2. Giai đoạn tu tập chánh kiến là giai đoạn áp dụng chánh kiến vào đời sống hàng ngày bằng Định Vô Lậu và Pháp Hướng Tâm
(2) Chánh Tư Duy
Chánh Tư Duy là suy tư, suy ngẫm về mười điều thiện và mười điều ác, do sự tư duy như vậy ta nhất định sống trong mười điều lành và luôn luôn loại trừ mười điều ác. Mỗi khi có điề gì khởi lên trong ta, ta tư duy suy ngẫm và hiểu rõ nó là thiện hay ác. Nếu là ác pháp thg ta liền đẩy lui ra khỏi tâm ta.
(3) Chánh Ngữ
Chánh Ngữ có nghĩa là lời nói thật, ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, lời nói không thiên vị, không xuyên tạc, không nói chuyện phiếm, chuyện tào lao, không nói đùa, nói chơi, nói giỡn cợt, nói móc họng, nói mỉa mai, nạt nộ, la hét, hù dọa, không nói lời làm người khác buồn phiền khổ đau, không nói xấu người khác, không đặt điều thêm bớt, không đem chuyện người này nói xấu người kia.
Chánh Ngữ là lời nói hiền lành, lời nói không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sinh như: không nói lời giết hại chúng sinh, không nói lời xui khiến người giết hại chúng sinh, không nói lời trộm cắp, cướp giật của người khác, không nói lời xui khiến người khác trộm cắp, không nói lời dâm dục, tục tĩu.
Chánh Ngữ, như vậy, là những lời nói luôn luôn từ tốn, khiêm cung và lời nói không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
(4) Chánh Nghiệp
Chánh Nghiệp là những hành động thiện, hành động không làm khổ cho mình, cho người và cho tất cả chúng sinh.
Về thân, có ba hành động Chánh Nghiệp:
  1. Thân không đánh đập, khoong làm đau khổ và không tự giết hại mình, người và tất cả chúng sinh.
  2. Thân không trộm cắp, cướp giật, không móc túi, không lấy của không cho.
  3. Thân không tà dâm, không làm những điều bất chánh gây đau khổ cho mình, cho người.
Về miệng, nếu giữ gìn được Chánh Ngữ tức là giữ gìn Chánh Nghiệp của miệng. Miệng cũng không nên ăn thịt chúng sinh vì hành động ăn thịt chúng sinh là tạo ra nghiệp đau khổ vào thân mà không biết. Hành động ăn thịt chúng sinh không phải chánh nghiệp mà là tà nghiệp.
Chánh Nghiệp, còn gọi là những nghề nghiệp sống chân chánh, nghề nghiệp không làm đau khổ chúng sinh. Có sáu tà nghiệp mà người phật tử không nên làm:
  1. Không làm nghề săn bắn
  2. Không làm nghề ngư phủ
  3. Không làm nghề buôn bán thịt sống
  4. Không làm nghề buôn bán thịt chín
  5. Không làm nghề sản xuất rượu, buôn bán rượu
  6. Không làm nghề buôn bán người, mãi dâm
Chánh Nghiệp là tu tập, rèn luyện mỗi hành động thân, miệng, ý phải được trong sạch, thanh tịnh, tức là hành động thân, miệng, ý toàn thiện.
(5) Chánh Mạng
Chánh Mạng là mạng sống chân chánh của con người, là sự sống của cơ thể không huân tập vào thân những sự khổ đau của kẻ khác và của tất cả chúng sinh.
Chánh Mạng là nuôi sống thân mạng bằng những nghề nghiệp chân chính, tức là nghề nghiệp lương thiện, không tạo việc làm ác để nuôi mạng.
Chánh Mạng là sống đúng Chánh Pháp, không mê tín dị đoan, không sống trong tưởng giải, ảo giác, mơ hồ, trừu tượng.
Chánh Mạng nghĩa là sống không chạy theo dục vọng và các ác pháp về ăn uống.
(6) Chánh Tinh tấn
Chánh Tinh tấn là sự siêng năng đúng với Chánh Pháp.
Người có Chánh Tinh tấn hàng ngày siêng năng tu tập “ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp”. Sự tu tập siêng như vậy sẽ mang lại cuộc sống thanh thản, an lạc và vô sự.
Trong thiền định của đạo Phật thì Chánh Tinh tấn là phương pháp đầu tiên để tu tập thiền. Hàng ngày đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín đều ngăn ác diệt ác pháp cà luôn luôn sống trong thiện pháp, để giúp cho thân tâm ly dục, ly ác pháp, thì thân tâm mới thanh tịnh. Tâm, thân thanh tịnh thì mới bắt đầu có định. Óng từ tâm thanh tịnh này chúng ta mới chính thức đi và thiền định.
(7) Chánh Niệm
Chánh Niệm là niệm chân chính, không có tà niệm. Niệm thiện là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh.
Bát Chánh Đạo có hai nẻo tu tập xả tâm:
  1. Chánh Tinh tấn ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp. Đây là pháp tu phòng hộ, bảo vệ thân, tâm không cho các ác pháp bên ngoài xâm chiếm vào bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp.
  2. Chánh Niệm khắc phục tham ưu, có nghĩa là chiến đấu với nội tâm của mình. Khi thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta có chướng ngại thì dùng Tứ Niệm Xứ đã học trong lớp Chánh Niệm để đẩy lui ác pháp.
(8) Chánh Định
Chánh Định là ngưng hoạt động, tịnh chỉ các hành trong thân và tâm. Chánh Định là Bốn Thiền, tức Tứ Thánh Định, gồm:
  1. Sơ Thiền. Muốn nhập Sơ Thiền thì phải tịnh hỉ ngôn ngữ, tức là ly dục, ly ác pháp.
  2. Nhị Thiền. Muốn nhập Nhị Thiền thì phải tịnh chỉ tầm tứ, tức là lìa sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
  3. Tam Thiền. Muốn nhập Tam Thiền thì phải tịnh chỉ tưởng thức, tức là ly hỷ dục tưởng.
  4. Tứ Thiền. Muốn nhập Tứ Thiền thì phải tịnh chỉ hơi thở, tức là xả lạc xả khổ, xả niệm thanh tịnh.

GIỚI ĐỨC LÀM NGƯỜI

Trong kinh Tứ Thánh Đế, Phật dạy: “Dục” (ham muốn) là nguyên nhân sanh ra muôn thứ khổ của loài người, nên gọi gọi là Tập Đế. Tập Đế là nơi tập trung các thứ khổ. Nhưng khi đã ly được tâm dục đó thì nỗi khổ của con người đã thoát chưa?

Chính “Diệt Đế” là diệt hết tâm ái dục, tức là diệt hêt dục, diệt hết dục tứ là Niết Bàn. Vậy Niết Bàn có giải thoát không? Đã nói Niết Bàn mà không giải thoát là sao?

Vì thế kinh nguyên thủy Phật dạy rất rõ ràng: “Sơ Thiền chỉ có ly dục, ly ác pháp.” Nếu ai thực hành tu tập được như vậy thì chắc chắn phải có giải thoát. Đối với đạo Phật đâu cần phải tu nhiều, chỉ cần tu tập nhập được “Sơ Thiền,” thì hành giả cũng thấy được tâm hồn giải thoát rõ ràng và cụ thể. Cho nên đức Phật đã dạy: “Pháp của Ta đến để mà thấy, không có thời gian.”

Vì vậy, khi nhập Sơ Thiền không phải ở trạng thái Sơ Thiền mà nhập lên Nhị Thiền được, phải xả Sơ Thiền rồi mới Nhị Thiền; xả Nhị Thiền rồi mới nhập Tam Thiền; xả Tam Thiền rồi mới nhập Tứ Thiền; xả Tứ Thiền rồi mới nhập Không Vô Biên Xứ; xả Không Vô Biên Xứ rồi mới nhập Thức Vô Biên Xứ; xả Thức Vô Biên Xứ rồi mới nhập Vô Sở Hữu Xứ; xả Vô Sở Hữu Xứ rồi mới nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Đó lạ nhập định tuần tự trong kinh, chớ không phải dạy nhập định như vậy.

Trong kinh sách nguyên thủy Nikaya, đức Phật đã xác định rất rõ ràng:

  1. Sơ Thiền thì tâm được giải thoát, vì đã ly dục, ly bất thiện pháp.
  2. Nhị Thiền thì khép kín sáu thức, nên tầm tứ tịnh chỉ, tứ là sáu thức ngưng hoạt động, tâm hoàn toàn nhập định.
  3. Tam thiền  đóng kín tưởng thức, nên các loại hỷ tưởng đều xả (gọi là ly hỷ trú xả), tức là xả mộng (hết chiêm bao).
  4. Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở làm chủ sự sống chết, tức là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tức là tâm định trên thân, thân định trên tâm.

Xét trong bốn thiền định này, chúng ta thấy rất rõ ràng, tương ứng với bốn câu kệ của đức Phật:

Trên trời dưới trời
Ta người duy nhất
Khắp trong thế gian,
Vượt ra: Sanh, Già, Bệnh, Chết

Mỗi loại thiền định này chỉ định sự làm chủ của bốn sự khổ của kiếp người, như:

  1. Sơ Thiền làm chủ cuộc sống (sanh), thuộc về tâm
  2. Nhị Thiền làm chủ sự vô thường (già), thuộc về thân
  3. Tam Thiền làm chủ tưởng (bệnh), thuộc về thọ
  4. Tứ Thiền làm chủ hơi thở (tử), thuộc về pháp

10 giới luật:

  1. Phải ăn mặc chỉnh tề
  2. Đi vào làng phải nghiêm trang
  3. Ngồi đứng phải đúng cách của một vị tỳ kheo
  4. Ăn uống phải nghiêm trang tề chỉnh
  5. Phải khóe giữ gìn bát ăn nhẹ nhàng, khoan thai
  6. Đại tiểu tiện phải đúng cách
  7. Thuyết pháp phải đúng nơi, đúng đối tượng, đúng chỗ
  8. Đắp tượng, xây tháp đúng pháp
  9. Đi đường phải đúng pháp
  10. Trèo cây phải biết đúng pháp

MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI TU PHÁP MÔN NÀO?
Trong 37 phẩm trợ đạo, pháp môn Thân Hành Niệm là một pháp môn gồm đầy đủ 37 phẩm trợ đạo của Phật giáo. Ngoài pháp môn Thân Hành Niệm, không có pháp môn nào có đầy đủ 37 phẩm trợ đạo.

Pháp môn Thân Hành Niệm gồm có 13 pháp, trong 13 pháp này được tu tập theo đặc tướng của riêng từng người thì kết quả cụ thể, rõ ràng thấy ngay sự giải thoát trong từng giây phút tu tập. Nhưng tìm ra pháp môn phù hợp với đặc tướng của mình thì quá khó.

Vì thế, chúng tôi khéo kết hợp 13 pháp Thân Hành Niệm này trở thành một cỗ xe Thân Hành Niệm, hay ít nhất cũng trở thành một căn cứ địa để giặc sinh tử luân hồi không còn xâm chiếm được thân tâm của chúng ta nữa.

Cỗ xe Thân Hành Niệm gồm có tất cả các hành động nội, ngoại của thân, nghĩa là hành động tay, chân và hơi thở phải được sắp xếp như thế nào cho hợp lý khi đi, đứng, nằm, ngồi, cúi đầu, nhìn, ngó, liếc, v.v.. Trong các hành động trong thân, còn một hành động tự động của thấn, đó là hơi thở. Vì hơi thở là một hành động tự động của nội thân nên nó rất quan trọng trong việc tu tập Thân Hành Niệm. Nếu thiếu nó thì pháp Thân Hành Niệm chưa đủ. Vì thế, nó cần được sắp xếp theo thứ tự thân hành nào trước, thân hành nào sau.

Khi dùng chân thì chân trái trước hay chân mặt trước đều được. Nhưng khi dùng chân trái trước thì đến khi dùng tay cũng phải dùng tay trái trước. Còn ngược lại cũng vậy. Khi dùng chân mặt thì cũng phải dùng tay mặt.

Nếu hành động chân trái bước thì kế tiếp đến hành động chân mặt bước. Khi hai chân đi được 10 bước thì phải kết hợp với hai tay. Tay trái đưa ra trước mặt rồi tay phải cũng đưa ra trước mặt. Khi hai tay đều đưa ra trước mặt thì hai chân co ngồi xuống.

Hai chân co lại ngồi xuống thì đưa tay trái ra sau lưng chống, rồi đến tay mặt đưa ra sau lưng chống. Khi chống hai tay xong liền hạ thân ngồi xuống. Hạ thân ngồi xuông xong thì duỗi chân mặt ra, rồi kế duỗi chân trái.

Khi hai chân duỗi ra xong thì co chân mặt lại theo thế ngồi xếp bằng, rồi chân trái cũng co lại và gác lên chân mặt theo thế ngồi xếp bằng, ngồi bán già.

Khi hai chân ngồi bán già xong thì bàn tay mặt để vào lòng bàn chân, rồi kế đó bàn tay trái cũng để vào lòng bàn tay phải. Khi tư thế ngồi xong liền giữ lưng ngay thẳng.

Khi ngồi xong lưng thẳng thì tiếp thở năm hơi thở ra, vô.

Khi thở năm hơi thở xong thì tay trái đưa ra sau lưng chống và tay phải cũng đưa ra sau lưng chống.

Khi hai tay chống xong thì chân trái duỗi ra, rồi chân mặt duỗi ra.

Khi hai chân duỗi ra xong liền co chân trái lại theo tư thế ngồi chồm hổm và chân mặt cũng co lại như chân trái.

Khi ngồi xong liền đưa tay trái ra trước mặt và tay phải cũng đưa ra trước mặt như tay trái.

Khi hai tay đưa ra trước mặt xong liền đứng dậy.

Khi đứng dậy xong liền hạ tay trái xuống theo chiều dọc của thân rồi tay phải cũng hạ xuống như vậy.

Khi hai tay hạ xong liền đư tay trái ra sau lưng rồi tiếp đó cũng đưa tay phải ra sau lưng chồng lên tay trái.

Đó là một chu kỳ pháp Thân Hành Niệm giống như một vòng tròn bánh xe. Khi tu tập xong một vòng tròn Thân Hành Niệm thì chúng ta lại tiếp tục vòng trong Thân Hành Niệm thứ hai chạy và thứ ba, thứ tư, thứ năm v.v..

NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT

Chứng đạo không có nghĩa là: Chứng thần thông, phép lực cao cường, hô phong hoán vũ, tàng hình biến hóa, đằng vân độn thổ, biết chuyện quá khứ vị lai của mọi người…

Mà chứng đạo chỉ là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

Chứng đạo chỉ là sống với tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Lúc nào cũng như lúc nào không bị kiềm chế, không bị bắt buộc, phải tu tập như thế này hay thế kia. Trong sự chứng đạo chỉ có một điều quan trọng nhất: Đó là phải sống đúng giới luật. Chúng ta phải quyết tâm buông xả đời sống nhân quả đang hiện có trong tâm của chúng ta.

Mục đích tu hành của chúng ta là: làm chủ bốn nỗi đau khổ của kiếp làm người: Sinh, Già, Bệnh, Chết.

Tu là đem lại cho chúng ta một tâm hồn hân hoan vui vẻ, đoan trang, chính trực, không liếc xéo, liếc ngang, không nói xấu, nói lỗi người khác, không ly gián người này với người kia.

Tu là đi đứng khoan thai, nhẹ nhàng thoải mái, chứ đâu phải đi cúi đầu, khom lưng, bước thấp, bước cao.

Tu là tĩnh giác, nhưng tĩnh giác đâu có nghĩa là: Chỉ có biết cảm nhận bước đi và hơi thở ra, hơi thở vô. Tĩnh giác là tỉnh thức, luôn luôn sáng suốt nhận xét tất cả mọi sự việc xảy ra chung quanh chúng ta một cách đúng với Chánh pháp.

15 comments

    • Trưởng Lão Thích Thông Lạc khẳng định: không có linh hồn, cũng không có thế giới bên kia, các tầng trời hay địa ngục. Tất cả là sản phẩm của trí tưởng tượng.

      Lý do:
      (1) Con người có trước và sáng tác ra thế giới siêu hình đó. Chưa từng có ai chứng kiến Ngọc Hoàng Thượng Đế cả mà chỉ biêt qua các truyền thuyết và huyền thoại. Thế giới siêu hình đó tái hiện gần như y nguyên thế giới hiện thực của xã hội phong kiến. Nếu xã hội con người đã tiến hóa rất nhiều trong vài trăm qua thì thế giới siêu hình đó tiến hóa ra sao?

      Niềm tin vào thế giới siêu hình đã hiện diện trong xã hội con người hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn năm. Bởi thế thay đổi niềm tin này cực kỳ khó khăn. Điều này gợi nhớ tới niềm tin sai lầm của con người vào thuyết địa tâm. Cũng vì lẽ đó, nếu đối diện với người tin tưởng vào thế giới siêu hình cần tôn trọng niềm tin đó.

      (2) Vậy nhân-quả chuyển hóa và ứng nghiệm thế nào? Trưởng lão Thông Lạc giải thích đó là nghiệp – sinh ra từ thân-khẩu-ý. Nghiệp chuyển hóa và ứng nghiệm luôn. Không phải chờ tới khi chết đi, thì mới có một cuộc tổng kết những nghiệp tốt và nghiệp xấu để phán định tương lai kiếp sau. Mà ngay khi tạo ra nghiệp thì sẽ có ứng nghiệm ngay. Ứng nghiệm này không nhất thiết phải quay trở lại với người đã tạo ra nghiệp. Hình dung ở đây như vạn vật hấp dẫn vậy. Ứng nghiệm của nghiệp vào mỗi người còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố xã hội bao quanh cá nhân đó nữa.

      Tới đây, có thể hiểu rằng, người sống đúng với đạo đức nhân quả-nhân bản sẽ có được một từ trường tích cực, thu hút các nghiệp ứng báo tốt, và nhờ đó được may mắn, hạnh phúc và an lạc.

      Like

      • Mỗi bậc chân tu là một cỗ máy phát công suất lớn năng lượng yêu thương tích cực duy trì sự cân bằng cho vũ trụ. Nguồn năng lượng này xuất phát từ trái tim lao động không ngừng nghỉ.

        Nếu có một ngày ai đó nhận được sự may mắn xin hãy ghi nhớ đó là nhờ năng lượng yêu thương tích cực được ai đó tạo ra từ ý nghĩ (Ý), lời nói (Khẩu), hành động (Thân).

        Like

      • Ernst Muldashev: “Tôn giáo là khoa học ở những nền văn minh vốn từng hiện diện trên Trái Đất.” Khi con người chưa có ánh sáng khoa học soi rọi vào màn đêm của tự nhiên thì những sức mạnh tự nhiên được giao phó cho các vị thần – như Thần Mưa, Thần Gió, Thần Lửa, Thần Nước, Thần Mây.

        Like

Leave a comment